SƯ ĐOÀN 571 Ô TÔ VẬN TẢI QUÂN SỰ CƠ ĐỘNG CHIẾN LƯỢC

SƯ ĐOÀN 571 Ô TÔ VẬN TẢI QUÂN SỰ CƠ ĐỘNG CHIẾN LƯỢC
Trang Blog này xin được giới thiệu về lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam - Sư đoàn ô tô cơ động vận tải quân sự 571 anh hùng - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Một tư liệu quý trong lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của dân tộc cũng như cập nhật mọi hoạt động của Ban liên lạc Hội tình nghĩa đồng đội Sư đoàn 571 trong cuộc sống hôm nay.

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

BAN LIÊN LẠC SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571 TỔ CHỨC HỌP MẶT VÀ PHÁT HÀNH CUỐN SÁCH LỊCH SỬ

Ngày 5 tháng 1 năm 2008, Ban Liên lạc Sư đoàn tổ chức buổi họp mặt anh chị em cựu chiến binh, đồng đội cũ của Sư đoàn và phát hành cuốn sách: "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" lần thứ hai.


Ban Liên lạc Sư đoàn thân tình đón tiếp các anh chị em cựu chiến binh về dự buổi họp mặt những người đồng đội cũ..


Các đại biểu cựu chiến binh về dự họp mặt Sư đoàn hồ hởi tự nguyện góp quỹ hoạt động cho Ban Liên lạc..


Từng đại biểu ký danh sách nhận cuốn "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" quà tặng của Ban Liên lạc Sư đoàn phát hành tới các anh chị em cựu chiến binh của Sư đoàn trong buổi họp mặt..


Không khí thật chân tình ngày gặp lại của những người đồng đội cũ đã từng một thời máu lửa, sát cánh bên nhau trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại năm nào..


Nguyên Phó Tư lệnh Sư đoàn Hoàng Trá và nguyên Chính ủy Trung đoàn 512 Nguyễn Ngọc Hiện bùi ngùi xúc động khi gặp lại nhau được thấy sức khỏe của nhau còn khá tốt, tuy tuổi đã cao..


Nguyên Phó Tư lệnh Sư đoàn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 13 anh hùng Phạm Văn Thi cùng nguyên Chính ủy Trung đoàn 11 Vương Hạnh chia sẻ nhau địa chỉ sau những tháng ngày rời quân ngũ trở về quê hương, nay mới gặp lại..


Đồng chí Nguyễn Văn Ninh, trưởng Ban Liên lạc chính thức công bố phát hành cuốn " Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" trong buổi họp mặt anh chị em cựu chiến binh, đồng đội cũ của Sư đoàn..


Các đại biểu dự lễ phát hành cuốn "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" tại hội trường..


Các đồng chí Phan Hữu Đại - nguyên Tư lệnh trưởng kiêm Chính ủy Sư đoàn, Hoàng Trá - nguyên Phó Tư lệnh Sư đoàn và Phùng Hữu Đễ - nguyên Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn tại buổi lễ..


Những gương mặt cựu chiến binh của Sư đoàn tự hào có mặt trong buổi lễ phát hành cuốn "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571"


Những cựu chiến binh của Trung đoàn 13 anh hùng - Đơn vị chủ lực của Sư đoàn 571..


Đại diện Tổng cục Hậu cần QĐNDVN tặng lẵng hoa chúc mừng nhân sự kiện cuốn "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" ra mắt..


Đồng chí Hoàng Phượng thay mặt Ban Liên lạc Sư đoàn báo cáo các hoạt động của Ban trong mọi sinh họat tình nghĩa đối với anh chị em cựu chiến binh, đồng đội bạn chiến đấu cũ..


Trong dịp họp mặt bạn chiến đấu cũ và phát hành cuốn "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" Ban Liên lạc Sư đoàn đã có món quà nhỏ tặng cho người thân và gia đình những đồng chí là liệt sĩ hoặc đã từ trần nguyên là anh chị em cựu chiến binh của Sư đoàn..


Cũng nhân dịp này Ban Liên lạc Sư đoàn còn tổ chức mừng thọ cho các đồng chí có tuổi đời từ 70 tuổi trở lên..


Và đặc biệt là hai đồng chí nguyên là những thủ trưởng Chính trị và Quân sự đầu tiên của Sư đoàn hiện vẫn còn đang khỏe mạnh: Đồng chí Phan Hữu Đại và đồng chí Hoàng Trá..


Buổi họp mặt thường kỳ và lễ phát hành cuốn "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" lần đó diễn ra thật ý nghĩa và ấm áp mối tình đồng đội của những người bạn chiến đấu một thời oai hùng trên tuyến lửa Trường Sơn - Tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

PHỤ LỤC

Phụ lục I
TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁC ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN ANH HÙNG
(Tính đến thời điểm được tuyên dương)

SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571

Sư đoàn ô tô vận tải 571 thuộc Bộ Tư lệnh 559 thành lập tháng 7 năm 1973, làm nhiệm vụ vận chuyển chiến lược, chi viện vũ khí, đạn dược, lương thực... cho các chiến trường.

KẾT LUẬN

Sư đoàn ô tô vận tải 571 được thành lập trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của tuyến vận tải chi viện chiến lược Trường Sơn, của ngành vận tải quân sự và ngành hậu cần quân đội ta.

CHƯƠNG NĂM - PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ (6/1978 - 10/1983)

I - VẬN CHUYỂN PHỤC VỤ HAI CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở HAI ĐẦU BIÊN GIỚI, GIÚP NHÂN DÂN CAM-PU-CHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

Sự lớn mạnh của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trở lực lớn đối với âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

CHƯƠNG BỐN - SƯ ĐOÀN LÀM NHIỆM VỤ VẬN CHUYỂN GIÚP BẠN VÀ THAM GIA XÂY DỰNG KINH TẾ (6/1975 - 6/1978)

I - SƯ ĐOÀN CHUYỂN VỀ TỔNG CỤC HẬU CẦN

Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Trước mắt là mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.

CHƯƠNG BA - SÁCH LỊCH SỬ SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571

SƯ ĐOÀN THAM GIA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975 GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (10/1974- 5/1795)

I - TRỰC TIẾP CHUẨN BỊ CHO CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ

Tháng 10 năm 1974 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp. Nhận định tình hình cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị chỉ rõ:

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

CHƯƠNG HAI - SÁCH LỊCH SỬ SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571

NĂM ĐẦU TIÊN TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN CẢ HAI MÙA VỚI ĐỘI HÌNH LỚN

(10/1973 – 10/1974)

I – CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN, CHUẨN BỊ CHO MÙA VẬN CHUYỂN ĐẦU TIÊN GIÀNH THẮNG LỢI

Theo mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Trường Sơn, sư đoàn phải hoàn thành mọi công tác chuẩn bị trong tháng 9 và tháng 10 để có thể bắt đầu mùa vận chuyển ngay trong tháng 11 năm 1973.

Ngày 12 tháng 9 năm 1973 Đảng ủy Sư đoàn họp phiên đầu tiên. Đồng chí Hoàng Thế Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn trực tiếp chỉ đạo hội nghị.

Đảng ủy hạ quyết tâm lãnh đạo sư đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao cho với tư tưởng chỉ đạo:

CHƯƠNG MỘT - SÁCH LỊCH SỬ SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571

SƯ ĐOÀN 571 - SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI ĐẦU TIÊN CỦA TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG SƠN VÀ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC THÀNH LẬP (12/7/1973)

I - BƯỚC NGOẶT CỦA TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG SƠN

Sau những thất bại nặng nề trên các chiến trường Nam, Bắc Việt Nam, Cam - Pu - Chia và Lào, đặc biệt là thất bại đau đớn của cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối năm 1972, ngày 27 tháng 1 năm 1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, buộc phải rút khỏi nước ta sau hơn 18 năm tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược mà ngay dư luận nước Mỹ cũng cho là "một tấn thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ" (Báo Mỹ Tuần tin tức 5.2.1973).

THƠ CỦA NGUYÊN LIỆT SĨ ĐẠI TÁ ĐẶNG TÍNH - CHÍNH ỦY BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN TẶNG CÁC CHIẾN SĨ LÁI XE



Đại tá Đặng Tính (1920 - 1973) lên đường nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, mang theo quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết giành thắng lợi quyết định trong năm 1972. Lúc này, đoàn 559 được giao nhiệm vụ bảo đảm yêu cầu tác chiến, đồng thời chuẩn bị tích cực cho cuộc tiến công chiến lược 1972. Quân ủy cũng chỉ đạo thực hiện ngay việc xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn.
Do được rèn luyện, trưởng thành qua 2 cuộc chiến, với tầm nhìn xa trông rộng lớn, chỉ sau một tháng vào tuyến đường Hồ Chí Minh, Chính ủy Đặng Tính đã viết một bài báo với đầu đề Đường Hồ Chí Minh với thời đại. Bài báo đã đánh giá được vai trò của tuyến đường, cũng như nghiên cứu các hình thức vận tải ở đây để có hướng xây dựng tuyến đường, đảm bảo vận chuyển lương thực, vũ khí cho cuộc kháng chiến chống Mỹ… Từ ngày vào Trường Sơn đến ngày 20.5.1972, ông đã tham gia 3 chiến dịch vận chuyển lớn, đi suốt tuyến Tây Trường Sơn sang Đông Trường Sơn. Không chỉ vậy, ông cùng với Thiếu tướng Hoàng Kiện chỉ huy tác chiến Đường 9 Hạ Lào, giải phóng Phalan, Salavan. Sau đó, cùng Phó Chính ủy Lê Xy, Phó Tư lệnh Phan Khắc Hy trực tiếp chỉ huy các lực lượng Bộ đội Trường Sơn chiến đấu trong trung tâm đánh phá ác liệt của máy bay B52 của địch, để mở đường tránh, tổ chức chỉ huy binh chủng cao xạ chiến đấu bảo vệ vận tải, cầu đường…
Vào đầu năm 1973, để chuẩn bị cho thời cơ mới, Bộ Tư lệnh Trường Sơn phân công cán bộ nắm tình hình toàn tuyến để xây dựng kế hoạch, báo cáo với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đi hướng Đông, Chính ủy Đặng Tính đi về hướng Tây. Trên đường đi, do xe bị trúng mìn của địch, Chính ủy Đặng Tính đã hy sinh. Tuy nhiên, trong chuyến đi ấy, Chính ủy thì đã kịp phổ biến chiến lược quân sự để đối phó với tình hình lúc đó… Tuy thời gian sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn ngắn, nhưng Chính ủy Đặng Tính đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng tuyến đường và thắng lợi của Bộ đội Trường Sơn trong giai đoạn chuyển biến rất quan trọng của chiến tranh.Không chỉ là một chỉ huy giỏi, Chính ủy Đặng Tính còn là một người anh, người bạn thân thiết của bộ đội Trường Sơn. Những lúc rảnh rỗi, ông cắt tóc, lợp lán cho chiến sỹ, nói chuyện thời sự và đọc thơ cho bộ đội nghe, tìm hiểm tâm tư nguyện vọng của cán bộ chiến sỹ… Vào 559, chỉ trong thời gian ngắn, ông đã đi hầu khắp các đơn vị, binh chủng, đặc biệt là các đơn vị ở gần chiến trường, đơn vị trọng điểm. Ông đến tận nơi các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ, hỏi thăm sức khỏe, đời sống, tình hình công việc và gia đình… Trong lòng những bộ đội Trường Sơn hôm nay vẫn còn ghi dấu biết bao kỷ niệm về Chính ủy Đặng Tính trong cuộc sống và chiến đấu.
Sống trong bom đạn và phải đối mặt với gian khổ, hy sinh, nhưng Chính ủy Đặng Tính vẫn biến những cảm xúc của mình thành thơ để tặng chiến sỹ, tặng bạn bè và gửi vợ con nơi hậu phương. Mỗi hiện tượng chiến đấu, một nét vui buồn trong đời sống chiến sỹ Trường Sơn như một chiến sỹ thông tin dũng cảm, cô gái nuôi quân chăm chỉ, đảm đang, đến cả một cây cầu mới bắc qua sông Gianh… đều là tứ cho một bài thơ đẹp của ông. Thiếu tướng Nguyễn An nhớ lại: “Chính ủy Đặng Tính có tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, nhưng anh khiêm tốn chỉ nhận mình là “lều thơ”, “lán thơ”, chứ chưa được gọi là nhà”.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, ngoài những chiến công, Chính ủy Đặng Tính còn để lại gần 100 bài thơ viết về cuộc sống và chiến đấu của bộ đội Trường Sơn…
Là một chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, gương mẫu, yêu thương đồng đội, đồng thời là người “say thơ”, hình ảnh Chính ủy Đặng Tính với nụ cười rạng rỡ vẫn còn in đậm trong lòng các cán bộ và chiến sỹ Trường Sơn hôm nay.

LỜI GIỚI THIỆU CUỐN LỊCH SỬ SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571 DO TRUNG TƯỚNG ĐỒNG SỸ NGUYÊN - NGUYÊN TƯ LỆNH BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN VIẾT


Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên


"Vàng đã thử lửa" suốt 10 năm ròng rã, đối đầu với cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện khốc liệt, trên chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Sư đoàn ô tô vận tải 571 đã vượt qua bom đạn, chịu đựng gian khổ, hy sinh anh dũng, mưu trí, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng, đã từ đại đội, phát triển lên thành một trong hai sư đoàn xe vận tải chủ lực tập trung nằm trong thế hợp đồng binh chủng của chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Sự ra đời của các sư đoàn ô tô vận tải là một sáng tạo về phát triển tổ chức, chuyển đổi về tương quan lực lượng, một tầm nhìn có tính toán; đoán được thời cơ, đáp ứng được yêu cầu quy mô, thời gian.. số lượng, chất lượng đủ sức thực hiện lệnh thần tốc cơ động binh lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho trận chiến kết thúc chiến tranh. Đồng thời, cũng tạo được một bộ phận lực lượng dự bị chiến lược của Bộ, có năng lực cơ động cao, để trực tiếp phối hợp, tăng cường chiến đấu; cơ giới hóa, cơ động bộ binh tiến công, truy kích trong các chiến dịch, đặc biệt chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sư đoàn ô tô vận tải 571 anh hùng xứng đáng với danh hiệu "Gan vàng dạ ngọc"; "Tuấn mã Trường Sơn"; "Quả đấm thép" của chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã làm tròn sứ mệnh cả hai nhiệm vụ: phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, góp phần xứng đáng trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, rạng danh Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tôi hoan nghênh Ban liên lạc Sư đoàn, Tổng cục Hậu cần, Binh đoàn 12, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã quyết tâm tổ chức biên soạn cuốn "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" anh hùng. Đây là một việc làm có ích, góp phần cả hiện tại và tương lai, cho ngành hậu cần quân đội chính quy, hiện đại, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2007
ĐỒNG SỸ NGUYÊN
Nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

BAN LIÊN LẠC SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571 ANH HÙNG - BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH PHÁT HÀNH SÁCH LỊCH SỬ SƯ ĐOÀN LẦN THỨ HAI



Bìa cuốn sách Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571

Sau khi hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của một đơn vị anh hùng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Năm 1983, sau hơn 10 năm tồn tại đơn vị đã giải thể, mọi cán bộ chiến sĩ của Sư đoàn có quyền tự hào về một quá khứ hào hùng đó..
Từ ngày đó, các thế hệ cán bộ chiến sĩ của Sư đoàn đã tỏa đi nhiều nơi, có những người tiếp tục công tác ở vị trí mới, có những người chuyển công tác hoặc chuyển ngành ra ngoài quân đội. Phần đông trong dó cũng đã nghỉ hưu hay trở về với quê hương..Mặc dù vậy, hàng năm anh em vẫn thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau, cùng tự hào nhớ lại những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng cực kỳ oanh liệt và hào hùng của đơn vị mình, của bản thân mình và đồng đội: chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau khi trở về đời thường. Ban Liên lạc Sư đoàn là nơi hội tụ những tình cảm đó. Tất cả đều mong ước có được một cuốn lịch sử ghi lại tương đối nhất một thời vẻ vang đó của Sư đoàn.
Nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết và chính đáng đó, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 63 ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2007) 50 năm ngày thành lập Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (1959 - 2009). Ban Liên lạc Sư đoàn tổ chức biên soạn cuốn: "Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571" nhằm giúp các cựu cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn ôn lại những chiến công, những kỷ niệm chiến tranh, những kinh nghiệm chiến đấu và phục vụ chiến đấu của đơn vị, tiếp tục đóng góp sức mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Dịp đó, cuốn sách quý này đã kịp thời ra mắt và được phát hành rộng rãi đến mọi thế hệ cán bộ chiến sĩ của Sư đoàn và được mọi người hào hứng đón nhận. Ban Liên lạc Sư đoàn đã làm được một việc hết sức có ý nghĩa, góp phần cho cả hiện tại và mai sau, cho ngành hậu cần quân đội chính quy, hiện đại, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



Hội thảo công trình Lịch sử Sư đoàn ô tô vận tải 571

* CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:
BAN LIÊN LẠC SƯ ĐOÀN Ô TÔ VẬN TẢI 571
* BIÊN SOẠN:
VŨ TANG BỒNG
NGUYỄN ĐÔN
NGUYỄN VĂN NINH
*ẢNH TƯ LIỆU:
TRẦN TRUNG THÀNH