Chuẩn bị lực lượng
Từ đầu năm 1975, các chiến trường tập trung lực lượng vũ khí để đánh bật ngụy quân khỏi những vùng chúng lấn chiếm và tiếp tục mở rộng vùng giải phóng. Ngày 6/1/1975, ta đánh một trận lớn, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long (cũ), nay là một phần diện tích của tỉnh Bình Phước. Sự kiện này làm nổi rõ sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa ta và địch.
Cục diện chiến trường là vấn đề nhạy cảm đối với những người lính chiến đấu trên dải đất Trường Sơn, vì vậy chúng tôi luôn chủ động chuẩn bị cho mọi tình huống. Vào thời điểm này, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh 559 (Binh đoàn Trường Sơn) ra nghị quyết đẩy mạnh toàn bộ hoạt động mở đường và vận chuyển lớn hơn, nhanh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cho các chiến trường, sẵn sàng chuẩn bị phương án cơ động lực lượng. Như được tiếp thêm sức mạnh, các đoàn ô tô tung ra số lượng xe lớn (6.200 chiếc) đi khắp mọi hướng, đi cả ngày và đêm với ý thức “thời gian là lực lượng” để có đủ số xe dự trữ cho nhiệm vụ cơ động.
Lúc này, Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn thiết lập cơ quan chỉ huy tiền phương với sự chỉ huy của Phó tư lệnh Nguyễn Lang đóng ở Sa Thầy (Kon Tum). Một số đơn vị bộ đội Trường Sơn gồm Sư đoàn ô tô 471, Sư đoàn công binh 470, Sư đoàn bộ binh 968, hai trung đoàn phòng không, một trung đoàn thông tin, hai trung đoàn đường ống xăng dầu được lệnh trực tiếp tham gia chiến dịch. Phó tư lệnh bộ đội Trường Sơn Nguyễn Lang được chỉ định làm Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên.
Cả Trường Sơn, người, xe pháo hành quân nườm nượp. Xe vào xe ra kín mặt đường.
Chiến dịch Tây Nguyên mở màn. Sư đoàn bộ binh 968 bộ đội Trường Sơn được lệnh tác chiến nghi binh thu hút địch ở hướng Pleiku (Gia Lai), ghìm chặt quân địch ở đó. Tại Tây Nguyên, quân ta ào ạt tấn công đánh chiếm Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Trước tình hình phát triển mau lẹ của cách mạng miền Nam, Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn ra lệnh cho Sư đoàn ô tô 571 chớp thời cơ tăng nhanh tốc độ vận chuyển và sẵn sàng cơ động các quân đoàn dự bị chiến lược, đồng thời lệnh cho Sư đoàn 571 dời gấp sở chỉ huy sư đoàn và dồn toàn bộ các trung đoàn về đường số 9 để tiếp cận nhanh với các chiến trường.
Ngày 30/3, chấp hành lệnh hỏa tốc của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn chỉ thị cho Sư đoàn ô tô 571 tập trung 1.000 xe cơ động, quân đoàn 1 bao gồm 2 sư đoàn bộ binh 320, 312, Sư đoàn pháo phòng không 367 và một bộ phận quân đoàn bộ từ Vĩnh Chấp vào Đồng Xoài, chậm nhất ngày 4/4 phải xuất phát và ngày 25/4 phải tới đích.
Đây là cuộc cơ động chiến lược quy mô lớn nhất, chặng đường dài nhất (gần 1.400km) và thời gian gấp rút nhất. Nhiệm vụ này thật nặng nề, khó khăn và phức tạp, nhưng vô cùng vinh quang.
Tổng thống của chính quyền Sài Gòn lúc đó, Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi tướng sĩ chặn đứng cuộc tấn công của cộng sản đã quả quyết rằng, cộng sản Bắc Việt muốn vào nghênh chiến với Việt Nam cộng hòa thì phải tiến hành một cuộc hành quân luồn rừng kéo dài vài tháng. Với tin đó, đủ thấy lúc này thời gian là lực lượng, thời gian là thời cơ. Cuộc chạy đua này ai đến trước, người đó sẽ thắng. Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn hạ quyết tâm phải chạy đua, vượt thời gian, nghĩa là cố gắng trong vòng 15 ngày phải tới đích chứ không phải 22 ngày như mệnh lệnh đã giao. Nếu thực hiện được quyết tâm đó, chúng ta sẽ làm cho chính quyền ngụy bất ngờ, không kịp trở tay, đứng trước nguy cơ sụp đổ không phương cứu chữa.
Ngày 6/4, Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn nhận được mệnh lệnh của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam mà nội dung có sức cổ vụ như lời hịch: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.
Phá vỡ vòng
8 sư đoàn binh chủng hợp thành bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh khi được phổ biến mệnh lệnh này đã dấy lên khí thế dời non lấp biển.
Đúng 5 giờ sáng ngày 7/4, Quân đoàn 2 xuất phát. Xe tăng, ô tô, pháo cao xạ... chuyển động ầm ầm, nối đuôi nhau, kéo dài mấy chục cây số, vừa hành tiến, vừa đánh địch.
Ngày 13/4, đại quân ta tiến sát Phan Rang (Ninh Thuận). Nơi đây đang diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa Sư đoàn 3 (Quân khu 5) và Trung đoàn 25 (Tây Nguyên) với tập đoàn phòng ngự của địch đang quyết tâm giữ cho được căn cứ bảo vệ Sài Gòn từ xa này. Mấy tiểu đoàn xe của Sư đoàn ô tô 571 đã vượt qua hỏa lực của địch dũng mãnh tiến công, chọc thủng phòng tuyến của chúng, giải phóng thị xã Phan Rang rồi đánh chiếm Sân bay Thành Sơn.
Sau khi chiếm được Sân bay Thành Sơn, các đoàn xe của Sư đoàn 571 tiếp tục cơ động Quân đoàn 2 tiến đánh Phan Thiết. Tại đây, pháo mặt biển, máy bay trên không và biệt kích mặt đất của địch chống trả quyết liệt. Nhiều lái xe hy sinh, lập tức các lái phụ của những xe sau nhảy lên thay thế. Nhiều xe bị đánh cháy, các chiến sĩ lấy ngay xe địch, kịp thời cơ động bộ binh xốc tới tiêu diệt các mục tiêu.
Ngày 19/4, ta tiêu diệt hoàn toàn địch ở Phan Thiết, rồi tiến đánh Hàm Tân. Nhiều xe của ta bị trúng đạn bốc cháy. Các chiến sĩ lái xe Nguyễn Văn Thắng, Bùi Văn Duệ, Dương Tường Lý, Trịnh Xuân Lục đã anh dũng cướp xe GMC của địch, đưa bộ binh tiến lên quét sạch toàn bộ các ổ đề kháng, giải phóng thị xã Hàm Tân.
Ngày 24/4, các đoàn xe của Sư đoàn ô tô 571 lại cơ động Quân đoàn 2 ào ạt tiến đến rừng ông Quế gần căn cứ Xuân Lộc -cái vỏ thép bảo vệ cuối cùng Sài Gòn vừa mới bị Quân đoàn 4 đập nát.
Thế là trong vòng 15 ngày toàn bộ Quân đoàn 2 được Sư đoàn ô tô 571 cơ động trên một chặng đường dài gần 1.000km vừa hành quân thần tốc, vừa tác chiến táo bạo, đã phối hợp với quân dân địa phương quét sạch toàn bộ quân địch trên Quốc lộ 1, tiến đến vị trí tập kết cuối cùng để tham gia trận đánh lịch sử.
Sài Gòn bị mất toàn bộ các căn cứ bảo vệ từ xa, đang bị bao vây bốn mặt.
Đúng 5 giờ sáng ngày 7/4, Quân đoàn 2 xuất phát. Xe tăng, ô tô, pháo cao xạ... chuyển động ầm ầm, nối đuôi nhau, kéo dài mấy chục cây số, vừa hành tiến, vừa đánh địch.
Ngày 13/4, đại quân ta tiến sát Phan Rang (Ninh Thuận). Nơi đây đang diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa Sư đoàn 3 (Quân khu 5) và Trung đoàn 25 (Tây Nguyên) với tập đoàn phòng ngự của địch đang quyết tâm giữ cho được căn cứ bảo vệ Sài Gòn từ xa này. Mấy tiểu đoàn xe của Sư đoàn ô tô 571 đã vượt qua hỏa lực của địch dũng mãnh tiến công, chọc thủng phòng tuyến của chúng, giải phóng thị xã Phan Rang rồi đánh chiếm Sân bay Thành Sơn.
Sau khi chiếm được Sân bay Thành Sơn, các đoàn xe của Sư đoàn 571 tiếp tục cơ động Quân đoàn 2 tiến đánh Phan Thiết. Tại đây, pháo mặt biển, máy bay trên không và biệt kích mặt đất của địch chống trả quyết liệt. Nhiều lái xe hy sinh, lập tức các lái phụ của những xe sau nhảy lên thay thế. Nhiều xe bị đánh cháy, các chiến sĩ lấy ngay xe địch, kịp thời cơ động bộ binh xốc tới tiêu diệt các mục tiêu.
Ngày 19/4, ta tiêu diệt hoàn toàn địch ở Phan Thiết, rồi tiến đánh Hàm Tân. Nhiều xe của ta bị trúng đạn bốc cháy. Các chiến sĩ lái xe Nguyễn Văn Thắng, Bùi Văn Duệ, Dương Tường Lý, Trịnh Xuân Lục đã anh dũng cướp xe GMC của địch, đưa bộ binh tiến lên quét sạch toàn bộ các ổ đề kháng, giải phóng thị xã Hàm Tân.
Ngày 24/4, các đoàn xe của Sư đoàn ô tô 571 lại cơ động Quân đoàn 2 ào ạt tiến đến rừng ông Quế gần căn cứ Xuân Lộc -cái vỏ thép bảo vệ cuối cùng Sài Gòn vừa mới bị Quân đoàn 4 đập nát.
Thế là trong vòng 15 ngày toàn bộ Quân đoàn 2 được Sư đoàn ô tô 571 cơ động trên một chặng đường dài gần 1.000km vừa hành quân thần tốc, vừa tác chiến táo bạo, đã phối hợp với quân dân địa phương quét sạch toàn bộ quân địch trên Quốc lộ 1, tiến đến vị trí tập kết cuối cùng để tham gia trận đánh lịch sử.
Sài Gòn bị mất toàn bộ các căn cứ bảo vệ từ xa, đang bị bao vây bốn mặt.
Chiến thắng cuối cùng
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thấy trước nguy cơ sụp đổ, bèn từ chức chạy ra nước ngoài. Những con rối lần lượt lên thay thế, hòng chơi nước cờ thương lượng nhưng đó chỉ là ảo tưởng của kẻ đang bị cơn lũ nhấn chìm.
Năm binh đoàn hùng mạnh của ta với mấy chục vạn quân và hàng nghìn tăng pháo đã dàn xong thế trận bao vây, siết chặt Sài Gòn-Gia Định trên mọi hướng. Lực lượng đặc công, biệt động và lực lượng chính trị của quần chúng trong nội thành đã sẵn sàng. Thế trận nội công ngoại kích đã hình thành. Thành phố đang như quả bom nổ chậm.
Các sư đoàn ô tô cơ động vận tải quân sự 571 và 471 của Bộ đội Trường Sơn với trên 5.000 xe đã hối hả vận chuyển lương thực, đạn dược và cơ động hàng chục vạn quân triển khai đánh chiếm Sài Gòn.
Ngày 26/4, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh do đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh và đồng chí Phạm Hùng, ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng làm Chính ủy hạ lệnh toàn mặt trận tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn-Gia Định, sào huyệt cuối cùng của Mỹ-ngụy, giải phóng hoàn miền Nam.
Một trận oanh kích dữ dội của không quân Việt Nam vào Sân bay Tân Sơn Nhất làm cho chính quyền ngụy Sài Gòn chưa hết kinh hoàng thì tai họa mới lại giáng xuống đầu chúng. Hàng nghìn viên đạn pháo hạng nặng do đoàn xe của Sư đoàn ô tô 571 lướt qua bom đạn của địch đã kịp thời chở tới trận địa Nhơn Trạch (Đồng Nai) dồn dập dội vào Sân bay Tân Sơn Nhất, đè bẹp lực lượng không quân của chúng, dìm căn cứ này chìm ngập trong khói lửa. Tiếng nổ rung chuyển cả thành phố, báo hiệu giờ tận số của ngụy quyền Sài Gòn đã đến.
Từ nhiều hướng, các đơn vị ô tô của các sư đoàn 471 và 571 đã cơ động mấy chục vạn quân của các quân đoàn đánh thẳng vào thành phố Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh biệt khu Sài Gòn... Tại Dinh Độc Lập, toàn bộ bọn cầm đầu ngụy quyền miền Nam bị bắt sống, buộc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ kéo dài một phần tư thế kỷ.
Lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, giờ phút thiêng liêng nhất, trọng đại nhất trong lịch sử chiến tranh chống đế quốc xâm lược và bọn tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập và thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đại thắng mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là sự hội tụ sức mạnh phi thường của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại được tích tụ suốt quá trình chiến đấu chống Mỹ cứu nước.
Nó cũng minh chứng Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh với 10 vạn cán bộ chiến sĩ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện sự chi viện chiến lược của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bộ đội Trường Sơn xứng đáng được Đảng và Nhà nước đánh giá là nhân tố chiến lược, góp phần quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thấy trước nguy cơ sụp đổ, bèn từ chức chạy ra nước ngoài. Những con rối lần lượt lên thay thế, hòng chơi nước cờ thương lượng nhưng đó chỉ là ảo tưởng của kẻ đang bị cơn lũ nhấn chìm.
Năm binh đoàn hùng mạnh của ta với mấy chục vạn quân và hàng nghìn tăng pháo đã dàn xong thế trận bao vây, siết chặt Sài Gòn-Gia Định trên mọi hướng. Lực lượng đặc công, biệt động và lực lượng chính trị của quần chúng trong nội thành đã sẵn sàng. Thế trận nội công ngoại kích đã hình thành. Thành phố đang như quả bom nổ chậm.
Các sư đoàn ô tô cơ động vận tải quân sự 571 và 471 của Bộ đội Trường Sơn với trên 5.000 xe đã hối hả vận chuyển lương thực, đạn dược và cơ động hàng chục vạn quân triển khai đánh chiếm Sài Gòn.
Ngày 26/4, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh do đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh và đồng chí Phạm Hùng, ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng làm Chính ủy hạ lệnh toàn mặt trận tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn-Gia Định, sào huyệt cuối cùng của Mỹ-ngụy, giải phóng hoàn miền Nam.
Một trận oanh kích dữ dội của không quân Việt Nam vào Sân bay Tân Sơn Nhất làm cho chính quyền ngụy Sài Gòn chưa hết kinh hoàng thì tai họa mới lại giáng xuống đầu chúng. Hàng nghìn viên đạn pháo hạng nặng do đoàn xe của Sư đoàn ô tô 571 lướt qua bom đạn của địch đã kịp thời chở tới trận địa Nhơn Trạch (Đồng Nai) dồn dập dội vào Sân bay Tân Sơn Nhất, đè bẹp lực lượng không quân của chúng, dìm căn cứ này chìm ngập trong khói lửa. Tiếng nổ rung chuyển cả thành phố, báo hiệu giờ tận số của ngụy quyền Sài Gòn đã đến.
Từ nhiều hướng, các đơn vị ô tô của các sư đoàn 471 và 571 đã cơ động mấy chục vạn quân của các quân đoàn đánh thẳng vào thành phố Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh biệt khu Sài Gòn... Tại Dinh Độc Lập, toàn bộ bọn cầm đầu ngụy quyền miền Nam bị bắt sống, buộc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ kéo dài một phần tư thế kỷ.
Lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, giờ phút thiêng liêng nhất, trọng đại nhất trong lịch sử chiến tranh chống đế quốc xâm lược và bọn tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập và thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đại thắng mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là sự hội tụ sức mạnh phi thường của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại được tích tụ suốt quá trình chiến đấu chống Mỹ cứu nước.
Nó cũng minh chứng Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh với 10 vạn cán bộ chiến sĩ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện sự chi viện chiến lược của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bộ đội Trường Sơn xứng đáng được Đảng và Nhà nước đánh giá là nhân tố chiến lược, góp phần quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại tá Phan Hữu Đại (Nguyên Chính ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn ô tô cơ động vận tải quân sự 571 – Bộ đội Trường Sơn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét